Tại sao eKYC tiếp tục là giải pháp để phát triển bền vững tài chính số?

16/01/2024`

Ngày 21/09, Cục Tin học và Thống kê Tài chính - Bộ Tài Chính đã chủ trì tổ chức Hội thảo - Triển lãm Vietnam Digital Finance 2023 tại Hà Nội với chủ đề: “ Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”. Đây là sự kiện thường niên uy tín của ngành Tài chính với mục tiêu trở thành diễn đàn giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Tài chính.

Ngày 21/09, Cục Tin học và Thống kê Tài chính - Bộ Tài Chính đã chủ trì tổ chức Hội thảo - Triển lãm Vietnam Digital Finance 2023 tại Hà Nội với chủ đề: “ Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”. Đây là sự kiện thường niên uy tín của ngành Tài chính với mục tiêu trở thành diễn đàn giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Tài chính.

Tại Phiên toàn thể, các bài tham luận tập trung chia sẻ những vấn đề nóng trong chuyển đổi số ngành tài chính như: Huy động nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển bền vững dựa trên dữ liệu số đến năm 2030; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và phát triển dữ liệu ngành Tài chính. Trong đó, một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất là Vai trò của xác thực điện tử eKYC và phát hiện giả mạo trong phát triển tài chính số bền vững.

Cụ thể, trong phần tham luận và tọa đàm, ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc Nền tảng Định danh và xác thực điện tử VNPT - đã nhấn mạnh thông điệp khi công nghệ phát triển, các rủi ro từ hình thức lừa đảo, mạo danh sẽ ngày càng tinh vi, gây ra thiệt hại lớn về tài chính. Để hạn chế tối đa các rủi ro này, eKYC là phương thức hiệu quả. 

Công nghệ eKYC (viết tắt của từ electronic Know Your Customer) là hình thức định danh và xác thực điện tử, cho phép các doanh nghiệp định danh khách hàng 100% online mà không cần gặp mặt trực tiếp như quy trình KYC truyền thống. Thông qua việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), các thông tin trên giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học sẽ được trích xuất tự động từ các hình ảnh được khách hàng cung cấp trong quá trình KYC, sau đó số hóa thành dữ liệu để phân tích, kiểm tra và đối chiếu với cơ sở dữ liệu có sẵn nhằm xác thực danh tính của khách hàng.

Theo ông Huy,  xu hướng sử dụng eKYC trong phát triển tài chính số đang ngày một gia tăng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cuối năm 2022, có khoảng 40 ngân hàng đã triển khai chính thức quy trình mở tài khoản thanh toán eKYC với hơn 11,9 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động. Mới đây nhất, ngân hàng nhà nước công bố sẽ sửa quyết định 630/QĐ-NHNN, trong đó sẽ có quy định chi tiết về việc xác thực bằng sinh trắc học khi thực hiện các giao dịch tài chính.

Bằng việc ứng dụng eKYC, các tổ chức tài chính có thể đối phó với nhiều hình thức lừa đảo khác nhau từ thủ công như chỉnh sửa, tẩy xóa căn cước công dân cho tới những thủ đoạn công nghệ cao như photoshop, in màu, mặt nạ 3D, Deep fake video call,…

Rất nhiều công nghệ đột phá được tích hợp trong VNPT eKYC, điển hình là công nghệ sinh trắc học khuôn mặt VNPT FaceID, công nghệ kết nối gần (NFC), công nghệ nhận diện và bóc tách thông tin (OCR), công nghệ AI tại biên, xác thực căn cước công dân gắn chip với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,… Trong đó, VNPT FaceID hiện là công nghệ duy nhất tại Việt Nam vượt qua bài kiểm tra chống giả mạo khuôn mặt của iBeta (FIDO alliance) theo chuẩn ISO/IEC 30107-3 cũng như lọt vào Top 15 nhận dạng khuôn mặt 1:1 và Top 10 nhận dạng khuôn mặt 1:N (khuôn mặt đa dạng màu da và dân tộc) theo bảng xếp hạng của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST). 

Hiện, VNPT eKYC vẫn liên tục được cập nhật và phát triển, với mục tiêu trở thành một trợ lý AI chuyên biệt, giải quyết được các nghiệp vụ chuyên sâu trong việc định danh và xác thực khách hàng.Tới nay, VNPT eKYC đã phục vụ hơn 900 triệu lượt requests, và giúp VNPT AI trở thành đối tác tin cậy của nhiều tổ chức tài chính lớn trong ngành BFSI  như Vietcombank, MB Bank, HDBank, SHB Finance, Momo…

Tại Phiên toàn thể, các bài tham luận tập trung chia sẻ những vấn đề nóng trong chuyển đổi số ngành tài chính như: Huy động nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển bền vững dựa trên dữ liệu số đến năm 2030; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và phát triển dữ liệu ngành Tài chính. Trong đó, một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất là Vai trò của xác thực điện tử eKYC và phát hiện giả mạo trong phát triển tài chính số bền vững.

Cụ thể, trong phần tham luận và tọa đàm, ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc Nền tảng Định danh và xác thực điện tử VNPT - đã nhấn mạnh thông điệp khi công nghệ phát triển, các rủi ro từ hình thức lừa đảo, mạo danh sẽ ngày càng tinh vi, gây ra thiệt hại lớn về tài chính. Để hạn chế tối đa các rủi ro này, eKYC là phương thức hiệu quả. 

Công nghệ eKYC (viết tắt của từ electronic Know Your Customer) là hình thức định danh và xác thực điện tử, cho phép các doanh nghiệp định danh khách hàng 100% online mà không cần gặp mặt trực tiếp như quy trình KYC truyền thống. Thông qua việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), các thông tin trên giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học sẽ được trích xuất tự động từ các hình ảnh được khách hàng cung cấp trong quá trình KYC, sau đó số hóa thành dữ liệu để phân tích, kiểm tra và đối chiếu với cơ sở dữ liệu có sẵn nhằm xác thực danh tính của khách hàng.

Theo ông Huy,  xu hướng sử dụng eKYC trong phát triển tài chính số đang ngày một gia tăng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cuối năm 2022, có khoảng 40 ngân hàng đã triển khai chính thức quy trình mở tài khoản thanh toán eKYC với hơn 11,9 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động. Mới đây nhất, ngân hàng nhà nước công bố sẽ sửa quyết định 630/QĐ-NHNN, trong đó sẽ có quy định chi tiết về việc xác thực bằng sinh trắc học khi thực hiện các giao dịch tài chính.

Bằng việc ứng dụng eKYC, các tổ chức tài chính có thể đối phó với nhiều hình thức lừa đảo khác nhau từ thủ công như chỉnh sửa, tẩy xóa căn cước công dân cho tới những thủ đoạn công nghệ cao như photoshop, in màu, mặt nạ 3D, Deep fake video call,…

Rất nhiều công nghệ đột phá được tích hợp trong VNPT eKYC, điển hình là công nghệ sinh trắc học khuôn mặt VNPT FaceID, công nghệ kết nối gần (NFC), công nghệ nhận diện và bóc tách thông tin (OCR), công nghệ AI tại biên, xác thực căn cước công dân gắn chip với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,… Trong đó, VNPT FaceID hiện là công nghệ duy nhất tại Việt Nam vượt qua bài kiểm tra chống giả mạo khuôn mặt của iBeta (FIDO alliance) theo chuẩn ISO/IEC 30107-3 cũng như lọt vào Top 15 nhận dạng khuôn mặt 1:1 và Top 10 nhận dạng khuôn mặt 1:N (khuôn mặt đa dạng màu da và dân tộc) theo bảng xếp hạng của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST). 

Hiện, VNPT eKYC vẫn liên tục được cập nhật và phát triển, với mục tiêu trở thành một trợ lý AI chuyên biệt, giải quyết được các nghiệp vụ chuyên sâu trong việc định danh và xác thực khách hàng.Tới nay, VNPT eKYC đã phục vụ hơn 900 triệu lượt requests, và giúp VNPT AI trở thành đối tác tin cậy của nhiều tổ chức tài chính lớn trong ngành BFSI  như Vietcombank, MB Bank, HDBank, SHB Finance, Momo…

Tác giả: VNPT AI

Nguồn: VNPT AI