Trợ lý ảo là gì? 5 trợ lý ảo được sử dụng nhiều nhất hiện nay

11/01/2025

Trợ lý ảo hay Virtual Assistant là một phần mềm thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), được thiết kế để hỗ trợ con người trong các tác vụ hàng ngày. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, trợ lý ảo ngày càng cải tiến để đáp ứng đối với nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc.

Nội dung

Trong kỷ nguyên số hóa đang bùng nổ, trợ lý ảo không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn đóng vai trò như một “người bạn đồng hành” đáng tin cậy, giúp hàng triệu người trên thế giới nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo thống kê của Statista, đến năm 2024, ước tính có hơn 8,4 tỷ thiết bị trợ lý ảo được sử dụng toàn cầu, vượt cả dân số thế giới. Điều này cho thấy, trợ lý ảo không chỉ là xu hướng nhất thời mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, trợ lý ảo là gì? Làm thế nào chúng hoạt động và đâu là những trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay? VNPT AI sẽ cùng bạn giải mã những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Trợ lý ảo là gì?

Hiện nay, khái niệm Virtual assistant hay trợ lý ảo được rất nhiều người nhắc đến. Vậy trợ lý ảo hay Virtual assistant là gì? Trợ lý ảo (Virtual Assistant) là một phần mềm tiên tiến được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng thông qua giọng nói, văn bản hoặc hành động. Được phát triển với mục tiêu chính là hỗ trợ con người trong các tác vụ hàng ngày, trợ lý ảo có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng như tìm kiếm thông tin, quản lý lịch trình, điều khiển các thiết bị thông minh và thậm chí hỗ trợ công việc phức tạp hơn.

Các trợ lý ảo hiện nay không chỉ là công cụ, mà còn là “trợ thủ” đắc lực được tích hợp sâu vào các hệ điều hành và thiết bị thông minh. Người dùng chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói và trợ lý ảo sẽ thực hiện nhiệm vụ trong tik tak. Công nghệ này mang lại sự tiện lợi vượt trội, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Trợ lý ảo là gì
Virtual assistant hay trợ lý ảo được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày

Một số trợ lý ảo nổi tiếng trên thế giới hiện nay bao gồm Google Assistant, Siri của Apple và Bixby của Samsung. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, loa thông minh, tivi, đồng hồ thông minh và thậm chí cả tai nghe không dây. Sự phổ biến của trợ lý ảo không chỉ nằm ở khả năng thực hiện lệnh nhanh chóng mà còn ở tính cá nhân hóa cao, học hỏi từ thói quen và sở thích của người dùng để phục vụ tốt hơn.

Cách thức hoạt động của một trợ lý ảo

Để hiểu rõ hơn trợ lý ảo là gì, chúng ta cần khám phá cách thức hoạt động phức tạp nhưng đầy thông minh của công nghệ này. Trợ lý ảo hoạt động dựa trên một quy trình liên tục gồm ba giai đoạn chính: nhận thông tin, xử lý dữ liệu và phản hồi người dùng.

Cách thức hoạt động của trợ lý ảo
Trợ lý ảo của Google tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ giọng nói và đưa ra kết quả

Tiếp nhận thông tin

Trợ lý ảo có khả năng tiếp nhận thông tin từ người dùng thông qua nhiều hình thức như giọng nói, văn bản hoặc hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách nói “Thời tiết hôm nay thế nào?” hoặc nhập câu hỏi trực tiếp trên thiết bị. Lúc này trợ lý ảo tự động sẽ thực hiện các hành động để đọc - hiểu nội dung bạn muốn truyền tải mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Xử lý thông tin

Khi thông tin đầu vào được nhận, dữ liệu này sẽ được chuyển tới các hệ thống xử lý phức tạp bao gồm:

  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): Công nghệ này giúp trợ lý ảo hiểu ý nghĩa của câu lệnh hoặc câu hỏi, bất kể người dùng sử dụng từ ngữ hoặc cấu trúc câu như thế nào.
  • Quản lý hội thoại: Dựa trên nội dung đã tiếp nhận, trợ lý ảo phân tích để xác định phản hồi phù hợp hoặc hành động cần thực hiện.
  • Chuyển đổi văn bản thành giọng nói (nếu cần): Khi phản hồi được yêu cầu qua giọng nói, trợ lý ảo sẽ sử dụng công nghệ chuyển đổi để cung cấp phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Trường hợp các câu hỏi không có trong kịch bản chuẩn, trợ lý ảo có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để tra cứu thông tin từ internet hoặc chuyển hướng đến tổng đài viên để hỗ trợ người dùng.

Phản hồi người dùng

Sau khi xử lý xong, trợ lý ảo sẽ trả lời người dùng thông qua một trong ba hình thức chính: văn bản, giọng nói, hoặc hiển thị hình ảnh. Kết quả trả về không chỉ nhanh chóng mà còn được định dạng phù hợp với từng tình huống.

Ví dụ: Đối với các căn hộ thông minh - smarthome, khi chủ nhà đưa ra yêu cầu với trợ lý ảo: “Bật đèn cầu thang.” Trợ lý ảo sẽ tiếp nhận lệnh qua giọng nói, phân tích nội dung bằng NLP, xác định thiết bị cần điều khiển trong hệ thống nhà thông minh và thực hiện thao tác bật đèn.

Các tính năng và lợi ích của trợ lý ảo AI

Ngày nay khi tìm hiểu khái niệm trợ lý ảo là gì và các lợi ích mà công cụ này đem lại bạn sẽ nhận được hàng tá các kết quả khác nhau. Điều này phản ánh 1 sự thật rằng trợ lý ảo đang được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hiện đại. Dưới đây là một số tính năng và lợi ích của trợ lý ảo AI mà bạn nhất định đã từng ít nhất 1 lần trải nghiệm

Nhận diện giọng nói

Một trong những tính năng quan trọng nhất của ứng dụng trợ lý ảo là khả năng nhận diện giọng nói. Trợ lý ảo có thể lắng nghe thông tin từ người dùng dưới dạng âm thanh, sau đó chuyển đổi thành dữ liệu số để xử lý. Kết quả được trả lại dưới dạng giọng nói tự nhiên, tạo ra trải nghiệm tương tác gần gũi như trò chuyện với con người.

Khả năng nhận diện giọng nói này đã được cải tiến để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, không chỉ tiếng Anh mà còn các ngôn ngữ bản địa như tiếng Việt. Điều này mở ra cơ hội lớn để ứng dụng trợ lý ảo trong nhiều lĩnh vực, từ điều khiển nhà thông minh đến hỗ trợ khách hàng qua các tổng đài tự động.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cho phép trợ lý ảo hiểu và phân tích ý nghĩa câu lệnh của người dùng. Dựa trên kho dữ liệu khổng lồ, trợ lý ảo không chỉ nhận diện ngôn ngữ mà còn phân tích ngữ cảnh để đưa ra phản hồi chính xác.

Ví dụ, khi bạn hỏi: “Hôm nay thời tiết thế nào?”, trợ lý ảo sẽ truy cập thông tin thời tiết hiện tại để trả lời. Đây là một trong những ứng dụng của trợ lý ảo giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin và nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Học hỏi từ người dùng thiết bị

Nhờ công nghệ máy học, trợ lý ảo có thể "học hỏi" từ thói quen, sở thích và cách giao tiếp của người dùng. Theo thời gian, ứng dụng trợ lý ảo ngày càng trở nên thông minh hơn, đáp ứng chính xác nhu cầu của từng cá nhân.

Ví dụ, sau một thời gian sử dụng, bạn chỉ cần nói “Bật bài hát yêu thích”, trợ lý ảo sẽ hiểu ngay rằng bạn muốn nghe một bài nhạc cụ thể mà bạn thường xuyên phát. Điều này giúp cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu hóa hiệu suất.

tính năng và lợi ích của trợ lý ảo AI
Trợ lý ảo được ứng dụng nhiều trong đời sống và công việc giúp nâng cao hiệu quả làm việc

Tìm kiếm và truy xuất thông tin

Khả năng truy xuất thông tin từ lượng dữ liệu khổng lồ là một trong những điểm mạnh vượt trội của trợ lý ảo. Chỉ trong vài tích tắc, trợ lý ảo có thể tìm kiếm thông tin từ các công cụ như Google Search, Wikipedia, hoặc các thư viện dữ liệu khác để trả lời câu hỏi của người dùng.

Ví dụ, khi bạn hỏi: “Ai là người phát minh ra điện thoại?”, trợ lý ảo sẽ nhanh chóng tra cứu và trả lời “Alexander Graham Bell” mà không cần bạn phải thao tác tìm kiếm thủ công.

Tự động liên kết ứng dụng

Ứng dụng của trợ lý ảo không chỉ dừng lại ở việc trả lời câu hỏi, mà còn hỗ trợ kết nối thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trợ lý ảo có thể liên kết giữa email, lịch trình, và ứng dụng báo thức để tự động hóa các tác vụ hàng ngày.

Ví dụ, sau khi nhận một email về lịch họp, trợ lý ảo có thể tự động thêm lịch trình vào ứng dụng nhắc nhở và cài đặt báo thức. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tránh quên những nhiệm vụ quan trọng.

Ưu nhược điểm của trợ lý ảo

Trợ lý ảo được đánh giá cao nhờ công nghệ tiên tiến và những tính năng vượt trội, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận sản phẩm vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các chuyên gia vẫn đang nỗ lực để không ngừng cải thiện sản phẩm. Dưới đây là những phân tích chi tiết về ưu và nhược điểm của các trợ lý ảo hiện nay được dùng phổ biến trên thị trường.

Ưu điểm

Trợ lý ảo ra đời là một sự đột phá về công nghệ mang đến nhiều lợi ích cho các đối tượng khác nhau, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị/tổ chức.

Đối với cá nhân khách hàng

Khách hàng được hỗ trợ nhanh hơn khi sử dụng các dịch vụ. Ví dụ khi khách hàng gọi điện tới tổng đài doanh nghiệp và được hỗ trợ bởi trợ lý ảo, khách hàng sẽ được được giải đáp thắc mắc và nhận được phản hồi ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi do máy bận.

Ngoài ra, từ khoá “không chạm” cũng được nhắc đến nhiều hơn với sự thông minh của trợ lý ảo. Bạn không cần phải thực hiện các thao tác bằng tay mà được xử lý bởi trợ lý ảo, giúp người dùng tiết kiệm thời gian.

Đối với các doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể ứng dụng trợ lý ảo trong các công việc lặp đi lặp lại, nâng cao năng suất làm việc. Nhiều công ty đã triển khai chiến dịch chăm sóc khách hàng bằng trợ lý ảo giúp tiết kiệm chi phí và giải quyết bài toán về thời gian chờ đợi của khách hàng. Theo nghiên cứu của Accenture, ứng dụng công nghệ AI trong quá trình làm việc sẽ giúp năng suất làm việc trên toàn cầu dự kiến tăng lên 40% trong 10 năm tới.

Nhược điểm

Tuy nhiên, ứng dụng trợ lý ảo vẫn còn một số điểm hạn chế khiến cho nhiều người lo lắng:

Quyền riêng tư của người sử dụng có thể bị xâm phạm

Tìm hiểu trợ lý ảo là gì và điểm hạn chế của công cụ này có thể thấy rõ, một trong những lo ngại lớn nhất khi sử dụng trợ lý ảo là vấn đề quyền riêng tư. Các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant hay Alexa thường thu thập dữ liệu người dùng để cải thiện trải nghiệm và nâng cao độ chính xác khi trả lời. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nguy cơ thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc bị đánh cắp. 

Vào năm 2019, Amazon thừa nhận rằng nhân viên của họ có thể nghe lại các đoạn hội thoại của người dùng với Alexa nhằm cải thiện sản phẩm, khiến người dùng lo ngại về sự xâm phạm quyền riêng tư.

Ưu nhược điểm của trợ lý ảo
Bên cạnh ưu điểm trợ lý ảo cũng còn một vài nhược điểm nhỏ

Độ chính xác của câu trả lời

Dù được lập trình và sử dụng công nghệ AI tiên tiến, nhưng trợ lý ảo vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp câu trả lời chính xác đặc biệt là với các câu hỏi phức tạp hoặc yêu cầu thông tin chuyên sâu. 

Trợ lý ảo có thể không nhận diện được giọng nói bởi phát âm hoặc vốn từ vựng, đặc biệt là với tiếng địa phương hoặc những câu hỏi mang tính hàm ý khiến trợ lý ảo không hiểu và đưa ra câu trả lời sai.

Vấn đề bảo mật

Bảo mật là một điểm yếu đáng lo ngại của các trợ lý ảo. Vì được kết nối với internet liên tục nên trợ lý ảo có nguy cơ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Ngoài ra, một số trợ lý ảo bị lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công bằng giọng nói đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng của người dùng.

Năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng hacker có thể lợi dụng trợ lý ảo để điều khiển các thiết bị kết nối internet trong gia đình như camera an ninh hay khoá cửa thông minh.

Top 6 trợ lý ảo phổ biến hiện nay

Các trợ lý ảo hiện nay ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày nhờ khả năng hỗ trợ đa dạng từ công việc, học tập đến giải trí. Dưới đây là 6 trợ lý ảo phổ biến xếp đầu trong danh sách khi tìm kiếm khái niệm trợ lý ảo là gì.

Trợ lý ảo Siri

Siri là trợ lý ảo được phát triển bởi Apple, nổi bật với khả năng tích hợp sâu vào hệ sinh thái của hãng như iPhone, iPad, Apple Watch, … Siri hỗ trợ người dùng thực hiện nhiều tác vụ như gửi tin nhắn, gọi điện, tìm kiếm thông tin. Bạn có thể dễ dàng kích hoạt trợ lý ảo Siri bằng cách nói “Hey Siri” kèm theo một câu lệnh. Siri được đánh giá có độ phản hồi chính xác, nhanh và bảo mật hơn so với các trợ lý ảo khác. Đặc biệt, Siri còn có khả năng nhận dạng giọng nói của bạn và chỉ phản hồi khi nghe được giọng của bạn. 

Tuy nhiên, một điểm hạn chế của Siri đó là chỉ hoạt động trên các thiết bị Apple và chỉ hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Anh.

Trợ lý ảo Siri
Trợ lý ảo Siri trên sản phẩm của Apple

Google Assistant

Không chỉ có mặt trên các thiết bị Android mà với những fan của iPhone vẫn có thể sử dụng trợ lý ảo Google Assistant. Đây là một trong những trợ lý ảo được yêu thích nhờ khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hỗ trợ đa ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt. Công cụ này đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết như một trợ lý thực sự của người dùng như gửi email, thiết lập nhắc nhở, mở ứng dụng, phát nhạc, … Dù vậy, trợ lý ảo Google Assistant yêu cầu kết nối internet liên tục để hoạt động mượt mà và có thể thu thập dữ liệu người dùng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm.

Trợ lý ảo Google Assistant
Trợ lý ảo Google Assistant được yêu thích và sử dụng rộng rãi 

Bixby

Được phát triển bởi Samsung, Bixby là trợ lý ảo được tích hợp trên các thiết bị của hãng như điện thoại Galaxy, Smart TV và các sản phẩm trong hệ sinh thái Samsung SmartThings. Với khả năng hiểu và xử lý ngôn ngữ, Bixby giúp người dùng điều khiển thiết bị thông minh thực hiện bằng giọng nói và xử lý các tác vụ phức tạp. Tuy nhiên, trợ lý này chưa phổ biến ngoài hệ sinh thái Samsung và hỗ trợ ngôn ngữ còn khá hạn chế so với các đối thủ khác.

Trợ lý ảo Bixby
Bixby trợ lý ảo của Samsung được tích hợp trên các thiết bị thông minh

VNPT Smartbot

VNPT SmartBot là giải pháp công nghệ vượt trội của VNPT, mang đến câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trợ lý ảo là gì trong thời đại số. Đây là nền tảng trợ lý AI tích hợp hàng đầu, cho phép khởi tạo các loại Chatbot, Voicebot, Callbot và Virtual Assistant AI một cách đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp.

Với VNPT SmartBot, trải nghiệm giao tiếp trở nên chân thực và tự nhiên như đang trò chuyện với một tư vấn viên thực thụ. Được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến như Generative AI, NLP (xử lý ngôn ngữ tự nhiên), Text-to-Speech và Speech-to-Text, nền tảng này không chỉ hỗ trợ giao tiếp 2 chiều linh hoạt mà còn thấu hiểu ngữ cảnh, đáp ứng chính xác mọi yêu cầu của người dùng.

Trợ lý ảo VNPT Smartbot

Bên cạnh đó, VNPT SmartBot còn sở hữu các tính năng nổi bật như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), phân tích ngữ cảnh sâu, và tích hợp nền tảng livechat để kết nối nhanh chóng với điện thoại viên khi cần thiết. Điều này giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, tiết kiệm thời gian và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao.

Copilot

Copilot là sản phẩm hợp tác giữa OpenAI và Microsoft, ra mắt vào cuối năm 2023. Đây là công cụ trợ lý ảo được hỗ trợ bởi AI, giúp người dùng trả lời câu hỏi, tạo văn bản, hình ảnh và đa dạng các tác vụ khác. 

Bạn có thể sử dụng Copilot trực tiếp trên trình duyệt, tương tự như một phiên bản của Chat GPT. Ngoài ra, bạn còn có thể tích hợp Copilot vào các ứng dụng của Microsoft. Chẳng hạn như trên ứng dụng Word, Copilot hỗ trợ bản tạo các văn bản nháp bằng AI, hay trên PowerPoint, bạn có thể ra lệnh cho nó giúp bạn tóm tắt nội dung thuyết trình.

Trợ lý ảo Copilot của OpenAI và Microsoft
Trợ lý ảo Copilot được ra mắt vào cuối năm 2023 

iSee Assistant

iSee Assistant là trợ lý AI đa lĩnh vực thế hệ mới, được phát triển từ sự kết hợp công nghệ tiên tiến của VNPT Smartbot và VNPT Smart Voice. Với khả năng xử lý tối ưu cho tiếng Việt, iSee Assistant mang đến trải nghiệm giao tiếp tự nhiên và mượt mà, phù hợp với nhu cầu của người Việt. Ứng dụng này hoạt động trên các nền tảng như điện thoại, máy tính bảng, cho phép người dùng dễ dàng trò chuyện, tìm kiếm thông tin và quản lý công việc bằng giọng nói. 

Trợ lý ảo của VNPT AI - iSee Assistant

Điểm nổi bật của iSee Assistant là khả năng đáp ứng tải lớn, cung cấp phản hồi chính xác, nhất quán và dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác nhờ nền tảng on-cloud bảo mật cao. Đối với cá nhân, iSee Assistant hỗ trợ 24/7, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa việc quản lý công việc. Đối với doanh nghiệp, trợ lý AI này giúp giảm tải tổng đài, tối ưu 30-60% chi phí nhân sự và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Kết luận

Những thông tin chia sẻ trên đây của VNPT AI đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về khái niệm trợ lý ảo là gì và top các trợ lý ảo được dùng nhiều nhất hiện nay. Có thể thấy rằng, trợ lý ảo đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả làm việc và chất lượng cuộc sống của con người. Với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng trợ lý ảo ngày càng thông minh, linh hoạt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dùng, từ cá nhân đến doanh nghiệp.

Tác giả: VNPT AI

Đánh Giá